Những thói quen khiến điện thoại Android của bạn chậm hơn
Đây là những thói quen khiến cho điên thoại Android trở nên chậm hơn dù bạn đã làm mọi cách theo các hướng dẫn tăng tốc điện thoại.
Không tắt ứng dụng chạy ngầm
Đây là một thói quen thường thấy nhất trên người dùng Android, các ứng dụng chạy ngầm liên tục hoạt động sẽ khiến bộ nhớ ram quá tải dẫn đến việc điện thoại hoạt động chậm. Bạn nên thường xuyên kiểm tra các ứng dụng đang hoạt động trên máy và tắt đi khi không cần thiết bằng cách nhấp vào phím đa nhiệm trên điện thoại >> vuốt hoặc nhấp vào biểu tượng dấu X để tắt các ứng dụng chạy ngầm.
Cài đặt các ứng dụng dọn dẹp Ram
Các ứng dụng được giới thiệu tăng tốc hoạt động của Ram, dọn dẹp Ram khi mới tải về và sử dụng bạn sẽ cảm thấy rất tốt. Nhưng bạn nên lưu ý rằng các ứng dụng này luôn chạy nền và để duy trì thì phần mềm luôn sử dụng 1 phần bộ nhớ ram nhất định. Như vậy việc dọn dẹp bộ nhớ ram lại càng không phát huy tác dụng vì phần ram được dọn dẹp có thể sẽ chuyển đến cho ứng dụng này sử dụng.
Chính vì thế bạn nên xoá ngay các ứng dụng dọn dẹp ram đi và chỉ nên cài đặt các ứng dụng xoá dữ liệu nền và dọn dẹp bộ nhớ như Clean Master Lite hoặc bạn có thể tham khảo “Cách xoá file rác trên Android không cần phần mềm”.
Cài đặt tự động Update trên CH Play.
Mặc định Android khi bạn mới mua về thì CH Play luôn để chế độ tự động Update. Việc cập nhật phần mềm sẽ cải tiến hiệu năng của ứng dụng và hoạt động mạnh mẽ hơn, cập nhật các tính năng mới hơn nhưng đó chỉ áp dụng với các “Siêu phẩm” hoặc các thiết bị có cấu hình cao thì việc cập nhật sẽ không ảnh hưởng gì cả. Nhưng với các điện thoại có bộ nhớ thấp, cấu hình trung bình thì đây là tính năng làm càng nặng bộ nhớ và hoạt động chậm hơn.
Bạn hãy tắt tính năng này đi với bài viết “Tắt chế độ tự động cập nhật ứng dụng từ kho ứng dụng CH Play”.
Quá nhiều ứng dụng rác, không dùng đến
Bạn nghĩ những ứng dụng này là cần thiết nhưng chẳng mấy khi nhấp vào và sử dụng. Tốt nhất haỹ xoá đi để bộ nhớ trở nên nhẹ nhàng và hoạt động tốt hơn. Thay vì tải quá nhiều ứng dụng với những chức năng khác nhau, bạn có thể chọn các ứng dụng “All in one” để giúp bạn vừa tiết kiệm bộ nhớ lại vừa sử dụng được các tính năng bạn muốn.
Không khởi động lại điện thoại
Điều cuối cùng, một việc rất là đơn giản nhưng ít bạn nghĩ đến và thực hiện đó chính là khởi động lại điện thoai. Khởi động lại giống việc con người chúng ta ngủ hằng ngày để lấy lại năng lượng vậy. Chính vì thế bạn nên khởi động lại điện thoại định kỳ khoảng 2 đến 3 ngày hoặc sau khi sử dụng các tác vụ nặng như chơi game chẳng hạn.