Màn hình OLED là gì?
Điểm nổi bật vượt trội của màn hình OLED là khả năng hiển thị về màu sắc cùng góc nhìn rộng do không sử dụng tấm nền tạo sáng cùng với đó là màu đen được hiển thị sâu và sắc nét hơn.
Màn hình oled là gì? Màn hình oled và amoled khác nhau điểm nào?
Ưu điểm của màn hình OLED
Sau đây là một số ưu điểm mà màn OLED mang lại:
- Góc nhìn lớn
- Độ sáng và độ tương phản cao
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả
- Màu đen sắc nét, nổi bật
- Hình ảnh được hiển thị rõ nét, chân thực
Nhược điểm của màn hình OLED
Bên cạnh những ưu điểm, màn OLED vẫn còn một số khuyết điểm cần khắc phục:
- Thường có hiện tượng bị chảy mực sau một thời gian dài sử dụng
- Tốn khá nhiều chi phí sản xuất
- Độ bền không cao, khi gặp môi trường ẩm ướt dễ bị hỏng
Màn hình OLED là gì?
Màn hình AMOLED là gì?
Màn hình amoled là gì? Màn hình oled và amoled khác nhau điểm nào?
Ưu điểm của màn hình AMOLED
Sau đây là một số ưu điểm của màn hình AMOLED:
- Có thể chịu lực tốt
- Khả năng tùy chỉnh màu sắc theo nhu cầu người sử dụng
- Kích cỡ nhỏ gọn tiết kiệm không gian hiệu quả
- Tiêu thụ ít năng lượng
- Màu đen có chiều sâu cụ thể
- Hình ảnh được hiển thị rõ nét, độ tương phản cao
- Màu sắc sống động
Nhược điểm của màn hình AMOLED
Trong môi trường ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, nội dung khó có thể được hiển thị rõ nét.
Màn hình AMOLED là gì?
Sự khác nhau giữa màn hình oled và amoled
Trên thực tế amoled là phiên bản nâng cấp từ màn hình oled cơ bản nhưng 2 loại màn hình này cũng có các điểm khác biệt nhất định. Đối với Oled – đây được biết là công nghệ màn hình được sản xuất bằng các vật liệu hữu cơ và được sử dụng trong môi trường diot phát sáng LED. Về phía màn hình Amoled thì được cấu tạo bao gồm cả một hệ thống mạng lưới phức tạp để kiểm soát từng điểm ảnh trên màn hình. Dưới đây chúng ta cùng nhau so sánh một số đặt điểm giữa màn hình oled và amoled là gì nhé:
Màn hình OLED | Màn hình AMOLED | |
Cấu trúc
|
Cấu tạo của màn hình Oled bao gồm một tấm nền hay được gọi là Substrate dùng để chống đỡ màn hình và một lớp Anode trong suốt, cùng với đó là các lớp dẫn, lớp phát sáng, một lớp Cathode ở trên cùng để tạo các electron dẫn dòng điện chạy qua giúp màn hình phát sáng. | Cấu tạo của màn hình amoled gồm một lớp anode, lớp hợp chất hữu cơ, rồi đến lớp Cathode như màn oled nhưng tại màn amoled thì lớp xen giữa là lớp phim Transistor mỏng (TFT) để tạo nên ma trận các điểm ảnh đặc trưng của amoled. |
Độ sáng và màu sắc |
|
Màn hình hiển thị màu sắc rực rỡ với dải màu đa dạng
Độ sáng màn hình cùng độ tương phản tương đối cao Màu đen được đánh giá là có chiều sâu Tuy nhiên khả năng hiển thị màu sắc và hình ảnh ở ngoài trời của màn hình amoled bị giảm xuống, khiến chất lượng không còn tốt như khi sử dụng trong nhà. |
Độ phân giải | Tích hợp đến vài triệu điểm ảnh tự phát sáng và độ phân giải 4K sắc nét gấp 4 lần Full HD giúp tái hiện hình ảnh sinh động và chân thật
|
Màn hình có độ phân giải trên từng điểm ảnh nhưng có khả năng bị “cháy pixel” – có nghĩa là nếu một phần của màn hình amoled hiển thị hình ảnh tĩnh liên tục trong một thời gian đủ lâu có thể dẫn đến tình trạng pixel sẽ bị suy giảm dẫn đến ở một số phần trên màn hình, chúng ta sẽ thấy màu xám đen thay vì màu đen huyền như trước đó. |
Tuổi thọ | Tuổi thọ màn hình khá thấp, do màn hình bị ảnh hưởng bởi môi trường có độ ẩm cao.
Sau khi sử dụng trong một thời gian đủ lâu sẽ xảy ra tình trạng chảy mực. |
Tuổi thọ ngắn hạn do một số hợp chất hữu cơ cấu tạo trong màn hình amoled chịu trách nhiệm màu sắc được thấy là mất khả năng chiếu sáng nhanh hơn so với màn LCD. |
Giá thành | Giá thành đắt đỏ
|
Giá thành màn hình amoled khá cao do chi phí sản xuất tăng. |
Bảng so sánh giữa màn hình oled và amoled